Ngoài các quốc gia ở châu Âu, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á hoặc châu Á cũng để lại nhiều ấn tượng mạnh về hạ tầng giao thông trong mắt du khách quốc tế.
|
1. Nhật Bản: Đây là một trong những quốc gia được đánh giá là sạch sẽ nhất thế giới. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân tới các thành phố của xứ sở hoa anh đào là sự quy hoạch đồng bộ về giao thông và xây dựng. Đi kèm với đó là nhiều đức tính, tinh thần quý báu của người Nhật. Họ yêu lao động, coi công việc như cuộc sống của mình với phương châm "sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống", chăm chỉ làm việc suốt đời. |
|
Điều ấn tượng nhất đối với du khách khi đến xứ sở Phù Tang là sự nghiêm túc, ý thức cộng đồng cao. Không ai hút thuốc lá hay vứt rác, bôi bẩn ngoài đường. Thậm chí, nếu bạn quên đồ cũng không lo mất cắp, trừ phi bị người nước ngoài cuỗm mất. Trong ảnh là thành phố Fukuoka, miền Nam Nhật Bản. |
|
2. Hàn Quốc: Hệ thống taxi tại thủ đô Seoul có ba loại với màu: trắng, đen và cam. Chi phí đi xe phụ thuộc vào quãng đường và thời gian. Đối với taxi bình dân (màu trắng), thông thường giá tiền 2400 won cho 2 km đầu tiên (khoảng 48.000 đồng) cho 2 km đầu tiên và tăng thêm 100 won cho mỗi 100 m tiếp theo. Nếu bạn có yêu cầu đi chậm dưới hơn 15 km/h, phải trả thêm 100 won cho 25 giây. Taxi màu đen là loại cao cấp, chỗ ngồi rộng rãi, chất lượng phục vụ tốt. Giá của loại này là 4.500 won cho 3 km đầu tiên và 200 won cho mỗi 150 m tiếp theo. Nếu bạn muốn đi chậm dưới 15 km/h, phải trả thêm 200 won cho 39 giây. Với những hãng taxi có màu vàng, tài xế có khả năng nói tiếng Anh khá thành thạo. Đi loại taxi này, du khách có thể mặc cả giá tuy nhiên, tài xế có quyền chở thêm người ở dọc đường, chi phí thông thường được tính theo thời gian và khách có thể được thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng quốc tế. |
|
Người Hàn Quốc văn minh như người phương Tây, đi bộ nhiều, sử dụng phương tiện công cộng là chính ngoài xe hơi. Họ tôn trọng luật giao thông và có ý thức hơn hẳn người dân ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, đi bộ đúng lối, chờ đèn tín hiệu tại hướng của mình chuyển hẳn sang màu xanh rồi mới di chuyển. Ngay cả các tài xế lái ôtô cũng luôn nhường người đi bộ ở những nơi không có đèn tín hiệu giao thông. |
|
Người Hàn Quốc chờ xe bus cũng xếp hàng trật tự. Khi xe tới, họ từ từ bước lên quẹt thẻ, trả phí rồi ngồi đúng vị trí. Thanh niên luôn có ý thức nhường chỗ cho người già, phụ nữ, trẻ em và đặc biệt là phụ nữ mang thai. |
|
3. Singapore: Singapore là một nước hiện đại không kém so với Hàn Quốc, Nhật Bản về hạ tầng giao thông cũng như xây dựng. Điều ấn tượng nhất ở đảo quốc sư tử cũng là hệ thống vận tải công cộng với những ga tàu điện ngầm hiện đại, sạch sẽ, rộng mênh mông dưới lòng đất. |
|
Ngoài tàu điện ngầm, khi di chuyển ở Singapore, người dân và du khách cũng có thể chọn xe bus hoặc taxi. Cùng một hệ thống thẻ quẹt, chủ thẻ có thể dùng chung giữa tàu điện ngầm MRT và xe bus với chi phí khá rẻ. |
|
4. Thái Lan: Điểm nổi bật của giao thông Thái Lan là hệ thống vận tải bằng xe tuk tuk. Mức giá trung bình cho những cung đường gần nhau dao động từ 50 đến 100 baht một người (70.000 đồng), xa hơn từ 150 đến 250 baht một người. Ngoài ra, người dân cũng có thể lựa chọn tàu điện, taxi, xe bus, xe ôm hoặc ôtô cá nhân. Điểm đáng lưu ý ở thủ đô Bangkok và các thành phố lớn khác tại Thái Lan, taxi thường sử dụng nhiên liệu là gas thay cho xăng nên chi phí đi lại khá rẻ. |
|
5. Lào: Hệ thống giao thông tại một số thành phố ở Lào có nhiều nét giống Thái Lan. Phương tiện di chuyển chính của người dân là xe cá nhân và tuk tuk. Xe máy cũng nhiều nhưng không đông như ở Việt Nam. |
|
6. Malaysia: Cũng như ở Việt Nam, Thái Lan, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia xuất hiện nhiều người hành nghề xe ôm kiếm sống. Họ sử dụng các loại xe như Dream, Wave, Sirius, Jupiter để chở khách bất kể ngày đêm. Malaysia là nước văn minh, cơ sở hạ tầng giao thông khá hiện đại nhưng thủ đô nước này vẫn bị tắc đường như cơm bữa, có lúc đêm khuya xe vẫn ùn ứ ở trung tâm thành phố. |
|
7. Myanmar: Trên ảnh là đường phố tại thủ đô Yangon. Đất nước này có hệ thống giao thôngkhác nhiều so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ôtô sử dụng cả tay lái thuận lẫn nghịch cùng lưu hành. Trên các làn đường, xe thô sơ đi ở giữa, ôtô đi hai bên. Xe máy được sử dụng khá nhiều nhưng tuyệt đối bị cấm lưu thông ở trung tâm thành phố. |
|
Phương tiện di chuyển công cộng chủ yếu của người dân Myanmar là những chiếc xe tải có thùng với hai hàng ghế, mỗi hàng 7 hành khách. Tuy nhiên, có tới hàng chục người leo lên đứng khổ sở, thậm chí đu bám phía sau xe với mục đích làm sao nhanh tới nơi cần đến. Trước năm 2009, chính quyền Myanmar cấm nhập khẩu ôtô nên đa số xe hơi tại nước này đều là xe cũ (sản xuất trong thập niên 1950, 1960), chủ yếu xuất xứ từ Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 2010 trở lại đây, các công ty tư nhân được phép nhập khẩu xe, giúp cho chủng loại, chất lượng xe tại Myanmar đa dạng hơn. |
|
8. Philippines: Nét khác biệt với các quốc gia khác của Philippines là sự lưu hành của những chiếc xe Jeepney. Dòng phương tiện vận tải công cộng này vốn được cải tiến từ xe Jeep của quân đội Mỹ bỏ lại sau chiến tranh, từ lâu đã là phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất, đồng thời cũng là biểu tượng của người dân Manila. Jeepney hoạt động từ 6-18h theo tuyến giống như xe buýt ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu khách có nhu cầu thỏa thuận riêng vẫn có thể thuê xe chạy vào buổi tối. Giá cước vận chuyển tính theo đầu người là 8 peso (khoảng 4.000 VND) cho 4 km đầu tiên và 50 cent cho mỗi km tiếp theo. |
|
9. Pháp: Về quy hoạch giao thông ở châu Âu, không có điểm nào để phê phán về hạ tầng lẫn ý thức con người nơi đây. Tại thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp cũng như thủ đô Paris, ôtô cá nhân được sử dụng nhiều nhưng không bị thiếu bãi đỗ. Hai bên vỉa hè dọc các con phố dù to hay nhỏ thường được tận dụng làm nơi đậu xe hơi. |
|
10. Ba Lan: Ngoài ra, mỗi thành phố ở châu Âu đều có hàng trăm điểm trông giữ ôtô giúp người dân thuận tiện đi lại và làm việc. Trên hình ảnh là trung tâm thủ đô Warsaw (Ba Lan). |
|
Tại thủ đô Paris (Pháp) cũng như Warsaw (Ba Lan), người dân chịu khó đi bộ hàng cây số. Đương nhiên ở các nước văn minh như châu Âu, vỉa hè luôn rộng, thoáng và không bị lấn chiếm bởi các hàng quán hay xe cộ xếp bừa bãi như tại Việt Nam. |
|
Các thành phố như Warsaw, Krakow (Ba Lan), tàu điện vẫn hoạt động leng keng giữa hai làn xe hơi. Quốc gia Đông Âu này có hệ thống xe lửa, xe bus toàn diện, xe điện bánh hơi, xe điện ngầm có mặt ở nhiều thành phố, thị trấn. Giá vé và dịch vụ khá tốt, có thể đi lại xung quanh tiện lợi. |
|
Tại trung tâm thủ đô Warsaw, hệ thống hầm bộ hành đông vui nhộn nhịp với nhiều cửa hàng kinh doanh như trên đường phố. |
|
Người đi xe đạp ở Ba Lan sẽ di chuyển trên vỉa hè thay vì lòng đường như ở nhiều quốc gia khác. Chuyện tắc đường cũng vẫn luôn xảy ra ở các cửa ngõ thành phố vào mỗi khung giờ tan tầm. |
|
Cảnh sát giao thông ở Ba Lan mặc trang phục màu tối. Lực lượng này thường chỉ xuất hiện nhiều ở các cửa ngõ ven đô. Họ dùng tay không đeo găng điều khiển, hướng dẫn các phương tiện mà không cầm dùi cui như cảnh sát giao thông ở nhiều nước khác. |